Logo Thế Giới Du Lịch Tự Túc
Tứ Thánh Địa Phật Giáo -thegioidulichtutuc

Tứ Thánh Địa Phật Giáo Ít Nhất 1 Lần Trong Đời Nên Ghé Thăm

Bạn là một người mộ đạo hay là một Phật tử chân chính thì Tứ Thánh Địa Phật Giáo hay còn gọi là Tứ Động Tâm luôn là niềm ao ước mà bạn mong mỏi thực hiện ít nhất 01 lần trong đời người. Bài viết sau đây chia sẽ một cách ngắn gọn nhất về Tứ Thánh Địa này.

 

Thánh Tích Thứ Nhất: Đồ Đề Đạo Tràng [Bodhgaya-Ấn Độ]

Đồ Đề Đạo Tràng, Một Trong Tứ Thánh Địa Phật Giáo-nơi Đức Phật giác ngộ. Đồ Đề Đạo Tràng là phiên âm từ “Bodhgaya” thực ra là một một thành phố ở quận Gaya, thuộc bang Bihar, Ấn Độ. Sở dĩ thành phố này nổi tiếng vì ở đây có 02 Phật Tích vô cùng linh thiêng và quan trọng đối với người con của Phật, đó là đền Mahabodhi Temple (tháp Đại Giác) và Bodhi Tree (Cây Bồ Đề).

Toàn bộ quần thể đền Mahabodhi rộng 4,86 ha bao gồm rất nhiều Phật tích quan trọng: Mahabodhi Temple (tháp Đại Giác), Vajrasana (thường được gọi là “ngai vàng kim cương”, “ngai vàng”, “bệ sấm sét”, “kim cương tòa”) vì chính nơi đây là nơi mà Thái Tử Tất Đạt Đa đã ngồi thiền và đắc đạo thành Phật Thích Ca Mâu Ni-giáo chủ cõi Ta Ba), Bodhi Tree (cây Bồ Đề – cội nguồn của Giác Ngộ) và thêm 06 Thánh tích quan trọng khác.

Quần thể đền Mahabodhi ghi lại trực tiếp cuộc đời của Đức Phật, là nơi Ngài đạt được trí tuệ tối thượng và tuyệt hảo. Quần thể đền Mahabodhi đã được UNESCO công nhận Di sản thế giới năm 2002. Mahabodhi Temple-Tháp Đại Giác, theo UNESCO: Là một trong những công trình đền thờ cổ nhất, bề thế nhất còn sót lại, đại diện cho kiến trúc xây dựng bằng gạch vô cùng chắc chắn và lối điều khắc trên đá tinh xảo ở thời đại đó và cho cả đến ngày nay. Là Thánh tích ghi lại những sự kiện gắn liền với cuộc đời của Đức Phật và sự thờ phượng Ngài sau này.

Quá trình 49 ngày quan trọng của cuộc đời Đức Phật tại quần thể Thánh tích này lần lượt là:

→ Tuần thứ Nhất: Ngài ngồi thiền dưới cây Bồ Đề tại vị trí Ngai Vàng Kim Cương và đã đắc đạo.

→ Tuần thứ Hai: Ngài lưu dấu tại phòng “Cầu Nguyện” (Animeshlochan Chaitya) – phòng này nằm phía Bắc của con đường trung tâm.

→ Tuần thứ Ba: Ngài dành một tuần đi bộ 18 bước qua lại khu vực “Trại Cứu Thương Bằng Ngọc” (Ratnachakrama) – khu vực này nằm gần bức tường phía Bắc của ngôi đền chính – Tháp Đại Giác. Thánh tích là các bông sen bằng đá nhô cao được chạm khắc trên bục đánh dấu các bước chân của Ngài.

→ Tuần thứ Tư: Phía Đông Bắc gần bức tường bao là khu vực Ratnaghar Chaitya, nơi Ngài đã ở tuần thứ Tư.

→ Tuần thứ Năm: Ngài tiếp tục ngồi thiền và trả lời các câu hỏi của các vị tu sĩ Bà La Môn tại vị trí cây Ajapala Nigrodh – nằm phía Đông của lối vào, ngay những bậc thang đầu tiên của con đường chính.

→ Tuần thứ Sáu: Ngài đã ở khu vực Ao Sen (Lotus Pond) – phía Nam tường bao.

→ Tuần thứ Bảy: Ngài đã ở dưới cây Rajyatana, nằm ở phía Đông Nam của ngôi đền chính – Tháp Đại Giác.

Mahabodhi Temple (tháp Đại Giác) – cao 50 mét có tuổi đời từ khoảng thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 nằm trong quần thể đền Mahabodhi. Thực ra Tháp có tuổi đời từ thế kỷ 3 TCN và trải qua nhiều thế kỷ với các biến cố thăng trầm của lịch sử và thiên tai, Tháp mà ngày nay chúng ta thấy là do Alexander Cunningham, nhà khảo cổ học người Anh đã cho khai quật và phục chế lại từ thế kỷ 19.

Thế mới thấy rằng, Phật Pháp có thể thịnh, suy nhưng tinh thần Chánh Pháp không bao giờ lụi tàn. Bên trong Tháp là bức tượng Đức Bổn Sư vô cùng trang nghiêm với tay phải chỉ xuống đất. Tương truyền đây là bức tượng Phật Thích ca giống phiên bản đời thật và linh thiêng nhất.

Tháp Đại Giác, một trong Tứ Thánh Địa Phật Giáo-thegioidulichtutuc
Tháp Đại Giác, một trong Tứ Thánh Địa Phật Giáo-thegioidulichtutuc

Bodhi Tree-cây Bồ Đề, nơi Thái Tử Tất Đạt Đa ngồi thiền (vị trí ngồi là “ngai vàng kim cương”- Vajrasana) và đắc đạo qua tuần lễ đầu tiên trong chuỗi 7 tuần lễ của Ngài tại đây. Số phận của cây Bồ Đề này trải qua hơn 2500 năm cũng thăng trầm: sanh rồi diệt, diệt rồi sanh.

Cây Bồ Đề mà chúng ta thấy ngày hôm nay là cây Bồ Đề thế hệ thứ 6, được nhà khảo cổ học người Anh Alexander Cunningham gieo trồng từ hạt giống của cây Bồ Đề thế hệ thứ 5. Cây Bồ Đề thế hệ thứ 6 cũng là cây Bồ Đề được nhắc đến trong nhật ký của Ngài Huyền Trang (Đường Tam Tạng).

Điều đặc biệt là thế hệ cây Bồ Đề đầu tiên chưa mất đi mà vẫn còn ở Sri Lanka với tên gọi là “Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường” gần 2.300 năm tuổi, được chiết xuất nhánh từ cây Bồ Đề nguyên thủy từ Bồ Đề Đạo Tràng.

Cây Bồ Đề, nơi Đức Thế Tôn giác ngộ-thegioidulichtutuc
Cây Bồ Đề, nơi Đức Thế Tôn giác ngộ-thegioidulichtutuc

Vào ngày 8 tháng 12 hằng năm, Phật tử khắp nơi trên thế giới tổ chức Ngày Bồ Đề – một lễ kỷ niệm sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca dưới cây bồ đề. Hiện nay tại vùng Bodh Gaya cùng với rất nhiều chùa của các nước trên thế giới, Việt Nam cũng góp mặt 4 chùa tại vùng này. Đó là Việt Nam Phật Quốc tự của thầy Huyền Diệu, chùa Độ Sanh của một nhà tu hành người Mỹ gốc Việt, chùa Viên Giác của một nhà tu hành người Đức gốc Việt và tịnh xá Kỳ Hoàn của thầy Thích Giác Viên, Vũng Tàu.

Có khoảng 400.000 người mộ đạo viếng Thánh tích này hằng năm trong đó có 70% là người dân trong nước và 30% là người nước ngoài.

 

Thánh Tích Thứ Hai: Lâm Tỳ Ni [Lumbini-Nepal]

Lâm Tỳ Ni, Một Trong Tứ Thánh Địa Phật Giáo-nơi Đức Phật chào đời. Lumbini – phiên âm phạn ngữ Lâm Tỳ Ni- là Phật Tích thứ 2 cũng là một trong những điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng nằm tại huyện Rupandehi, tỉnh số 5 của Nepal. Sử kể rằng hoàng hậu Mahamayadevi trên đường từ nhà ở Kapilvastu về nhà cha mẹ để sanh con, bà đã đột ngột chuyển dạ và hạ sinh hoàng tử Tất Đạt Đa (về sau chính là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật) tại một khu vườn xinh đẹp – đó chính là Lâm Tỳ Ni – Lumbini.

Khu Thánh địa này có chiều dài 4.9 km và chiều rộng 1.6 km bao gồm Cột Ashoka (Ashoka Pillar), cột đá sa thạch do Hoàng đế Mauryan Asoka (A Dục) dựng vào năm 249 TCN chứng thực đây là nơi sinh của Đức Phật Thích Ca; đền Maya Devi, phần còn lại của các bảo tháp Phật giáo (đền tưởng niệm); các tu viện và một bảo tàng nhỏ ghi lại cuộc đời của Đức Phật và lưu giữ một số đồ tạo tác từ các cuộc khai quật ở Lâm Tỳ Ni.

Lâm Tỳ Ni-nơi Đức Phật đản sanh-thegioidulichtutuc
Lâm Tỳ Ni-nơi Đức Phật đản sanh-thegioidulichtutuc

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy Thánh Tích Phật Giáo này có từ đầu thế kỷ thứ 3 TCN. Các nhà khảo cổ còn chứng minh được rằng Lâm Tỳ Ni đã trở thành một nơi hành hương của Phật tử từ rất thời rất sơ khai và kéo dài mãi cho đến ngày nay.

Tương truyền Ngài được sanh ra từ hông phải của Hoàng Hậu. Lúc đó, đất trời rung chuyển 07 lần, cây cối xanh tươi hơn, muôn thú chim chóc bay rợp trời như chào đón một bậc Cứu Thế của nhân loại. Cả chư Thiên và Người và trực tiếp nhất là vua Tịnh Phạn – cha đẻ của Thái Tử và toàn dân nước Ca Tỳ La Vệ vui mừng khôn xiết.

Năm 2017, Lâm Tỳ Ni đón 1,55 triệu khách du lịch.

Năm 2018, Lâm Tỳ Ni đón 1,53 triệu khách du lịch (và cũng là năm mà Lâm Tì Ni được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới).

Năm 2019, Lâm Tỳ Ni đón 1,36 triệu khách du lịch.

Lượng khách đến nhiều nhất là từ Sri Lanka, tiếp theo là Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

 

Thánh Tích Thứ Ba: Vườn Lộc Uyển [Sarnath-Ấn Độ]

Sarnath là một thành phố thuộc bang Uttar Pradesh (243,286 km2), Ấn Độ gần ngã ba sông Hằng và sông Gormati và cũng là bang có dân số đông nhất Ấn Độ và thu hút rất nhiều khách du lịch hằng năm. Lý do là bang này có các Thánh tích của đạo Hindu, đạo Phật và đền thờ Taj Mahal danh tiếng.

Là đầu nguồn của nền văn minh cổ đại của đạo Hindu và Phật Giáo, bang Uttar Pradesh có tầm quan trọng rất lớn đến các vùng miền khác trên Ấn Độ nói riêng và toàn thế giới nói chung về mặt tôn giáo. Riêng về Phật Giáo thì ở đây có 02 Thánh tích quan trọng: Vườn Lộc Uyển (Sarnath), đầu tiên Đức Bổn Sư thuyết pháp sau khi đắc đạo và Câu Thi Na (Kushinagar) nơi Đức Bổn Sư nhập Niết Bàn.

Vườn Lộc Uyển (Sarnath) nơi đầu tiên Đức Bổn Sư thuyết pháp sau khi đắc đạo-thegioidulichtutuc
Vườn Lộc Uyển (Sarnath) nơi đầu tiên Đức Bổn Sư thuyết pháp sau khi đắc đạo-thegioidulichtutuc

Vườn Lộc Uyển-Sarnatath-nơi Đức Phật thuyết pháp đầu tiên. Vườn Lộc Uyển (Sarnath) được phiên âm từ tiếng Phạn, có nghĩa là “Chúa của loài hưu”. Tương truyền có một vị Bồ Tát đã hiến dân thân mình thay thế cho con hưu/nai và cầu xin Vua A Dục không giết con nai. Cảm động sự từ bi bình đẳng với tất cả chúng loài, nhà Vua đã cho xây dựng một khu bảo tồn cho hươu và cái tên “Vườn Lộc Uyển” ra đời từ đó – vào thế kỷ thứ 3.

Triết lý khai ngộ được Đức Bổn Sư thuyết giảng tại đây đầu tiên qua bài Kinh Chuyển Pháp Luân. Nội dung của bài pháp này xoay quanh các phương pháp tu hành hiệu quả để đạt đến Giác Ngộ. Các nội dung chính trong buổi thuyết pháp đầu tiên của Đức Bổn Sư có thể kể đến là:

→ “Con Đường Ở Giữa” [Con đường ở giữa – con đường đạt đến Biết Bàn – giữa 02 thái cực cực đoàn cần tránh: 1. Chìm đắm trong dục lạc, 2. Tu khắc khổ. Như Lai đã ngộ ra con đường mới để phát triển nhãn quan, sự hiểu biết phân minh, tiến đến sự an tịnh đưa đến trí tuệ, giác ngộ và niết-bàn hay nói cách khác là “Con đường chấm dứt khổ đau”]; → Bát Chánh Đạo [1.Chánh kiến, 2.Chánh tư duy, 3.Chánh ngữ, 4.Chánh nghiệp, 5.Chánh mạng, 6.Chánh tinh tấn, 7.Chánh niệm, 8.Chánh định]; → Tứ Diệu Đế [1. Khổ Đế, 2. Tập Đế, 3. Diệt Đế, 4. Đạo Đế].

Vườn Lộc Uyển ngày nay, tuy qua thời gian đã bị hủy hoại nhiều bởi con người, thời tiết nhưng vẫn còn các tàn tích mang giá trị tôn giáo, lịch sử và nhân văn vô giá như:

→ bảo tháp Dhamek cao 39 m, → bảo tháp Dharmarajika do vua A Dục xây dựng nay chỉ còn nền móng, → bảo tháp Chaukhandi-nơi đức Bổn Sư gặp gỡ các đệ tử của mình lần đầu tiên sau đắc đạo, → tịnh xá Mulagandhakuti-nơi Ngài trú ẩn vào mùa mưa và ngày nay, tịnh xá này là một tu viện Phật Giáo;

→ viện bảo tàng Sarnath nổi tiếng với Cột Đá do vua A Dục dựng nên. Quốc huy Ấn Độ ngày nay với hình đầu con sư tử ra đời từ Thánh tích này. → Và một cây Bồ Đề tượng trưng cho tính vĩnh hằng của giáo lý nhà Phật được chiết nhánh từ cây bồ đề chính ở Bồ Đề Đạo Tràng

 

Thánh Tích Thứ Tư Trong Tứ Thánh Địa Phật Giáo: Câu Thi Na [Kushinagar-Ấn Độ]

Câu Thi Na (Kushinagar)-nơi Đức Phật nhập Niết Bàn. Không phải ngẫu nhiên mà Đức Thế Tôn lại chọn Câu Thi Na (Kushinagar) làm nơi buông xã Tứ Đại này khi Ngài tròn 80 tuổi. Theo kinh Đại Bát Niết Bàn chép lại, bằng sự quán chiếu tuệ giác của Ngài, Ngài Câu Thi Na (Kushinagar) chính là một kinh đô cường thịnh có tên là Thiện Kiến và cũng chính là kinh đô của Chuyển Luân Thánh Vương – tiền thân của Ngài và thậm chí Ngài đã buông xã báo thân của mình tại đây tới 07 lần trong tiền kiếp.

Mặc dù đã đạt đến trình độ giác ngộ tối cao nhưng vẫn không tránh khỏi quy luật sinh-tử, Ngài đã nhập Niết Bàn (chết) tại Thánh Tích này vào ngày Rằm tháng hai năm 544 TCN. Quần thể Phật tích Ngài Câu Thi Na (Kushinagar) bao gồm, ngoài các hạng mục nhỏ, có các công trình chính:

Tháp niết bàn (Mahaparinirvana Stupa):

Cao 45m, đường kính 10m, hình tròn có mái vòm, không có lối vào, xây trên nền gạch cao 2.7m. Tháp Niết Bàn được vua A Dục xây từ cách đây hơn 10 thế kỷ, làm nơi kỷ niệm Đức Thế Tôn xả báo thân, an trú vào cõi Niết Bàn bất diệt. Cách tháp Niết Bạn 03 m, con có tháp thờ các Xá Lợi Phật.

Tháp niết bàn (Mahaparinirvana Stupa)-thegioidulichtutuc
Tháp niết bàn (Mahaparinirvana Stupa)-thegioidulichtutuc

Tháp niết bàn này cũng xuất hiện trong nhật ký của Ngài Huyền Trang. Bên trong tháp có tượng đức Phật dài 7m ở tư thế nhập Niết Bàn bằng đá đen thiếp vàng. Tượng được đặt trên bệ thấp khoảng 5 tấc ngay giữa tháp. Mặt tượng hướng về phía Tây, chân hướng về phía Nam, đầu gối lên tay phải, tay trái để xuôi theo thân trong tư thế nằm nghiêng.

Một số phù điêu nhỏ được làm để mô phỏng sự tiếc nuối của hậu thế khi Ngài ra đi gồm có: phù điêu vị sư đang ôm mặt khóc, một phụ nữ đang quỳ và khóc, vị sư đang thiền định. Các bức phù điêu này tuần tự biểu trưng cho: tôn giả A Nan rơi lệ, thiện nam tín nữ khóc tiếc thương, thánh giả và Tỳ kheo với sự thanh tịnh, an yên.

Tháp Trà Tỳ (Angrachatya), nơi hoả thiêu nhục thân Đức Phật:

Tháp có hình dáng thấp, giống hình các ngôi mộ làm bằng đất ở Việt Nam, nhưng mái bằng, đường kính chân tháp 45m, cao 15m. Trên lối vào tháp có 8 tháp nhỏ biểu trưng cho 8 đại diện các nước nhận Xá Lợi Phật.

Tháp Trà Tỳ (Angrachatya), nơi hoả thiêu nhục thân Đức Phật-thegioidulichtutuc
Tháp Trà Tỳ (Angrachatya), nơi hoả thiêu nhục thân Đức Phật-thegioidulichtutuc

Truyền thuyết kể rằng, ngài Ma Ha Ca Diếp (Mahakassapa) đã nhận “mật chỉ” của Đức Bổn Sư khi Ngài đến ôm chân Đức Bổn Sư:

“Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu tâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng, nay giao phó cho ngươi. Ngươi khéo gìn giữ chánh pháp nầy, truyền trao mãi đừng cho dứt, đến đời sau sẽ truyền cho A Nan”.

Ngày nay Câu Thi Na cũng chỉ là một thị trấn nhỏ, vẫn nghèo và thưa thớt dân cư, thuộc bang Uttar Pradesh, Bắc Ấn Độ. Cảnh sắc vẫn còn gì đó hoang vắng, thanh u, yên tĩnh giống như nhiều ngàn năm trước đây vậy. Thảo nào là nơi Đức Thế Tôn chọn làm điểm đại tịch diệt.

 

Xem thêm tour hành hương Ấn Độ, Nepal do THẾ GIỚI DU LỊCH TỔ CHỨC.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ

Thành công

Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhât
Liên hệ